Show don't tell, trăm nghe không bằng một thấy 17/11/2024
Người viết: Ba Tê
Nguồn: batenovel.com
Người viết: Ba Tê
Nguồn: batenovel.com
"Show, don't tell" là một nguyên tắc cơ bản trong văn học và nghệ thuật kể chuyện, khuyến khích tác giả truyền tải thông tin, cảm xúc và tình huống qua hành động, hình ảnh, đối thoại thay vì giải thích trực tiếp. Nguyên tắc này giúp người đọc tự mình cảm nhận và hình dung, từ đó tạo nên trải nghiệm sâu sắc hơn.
Ví dụ, thay vì viết "Anh ấy rất buồn sau khi chia tay nên đã ra bãi biển ngắm hoàng hôn."
Bạn có thể miêu tả: "Siết chặt chiếc nhẫn trong lòng bàn tay, đôi mắt anh lúc này chỉ còn lại hình ảnh phản chiếu của một mặt trời sắp lặn mất."
Tăng sức hút của câu chuyện: Khi thông tin được "hiện thực hóa" qua bầu không khí, hành động, lời thoại và cảm xúc... Người đọc sẽ dễ dàng kết nối và thấu hiểu hơn với những gì bạn muốn truyền tải. Hình ảnh và hành động thường có tác động sâu sắc hơn lời kể đơn thuần.
Xây dựng nhân vật và thế giới sống động: Những hành động nhỏ, biểu cảm hoặc câu thoại cụ thể sẽ giúp nhân vật và bối cảnh trở nên chân thực, có chiều sâu hơn.
Kích thích trí tưởng tượng: Người đọc sẽ tham gia vào việc suy đoán, cảm nhận, thay vì chỉ tiếp nhận thông tin một chiều.
Qua hành động: Miêu tả cảm xúc của nhân vật bằng cách họ hành động, thay vì nói rõ cảm xúc.
"Cô ấy mím môi, mày chau, mắt liếc, đôi tay không ngừng bấu vào bản thân."
Sử dụng chi tiết cụ thể: Thay vì nói "đây là một nơi...", hãy miêu tả bằng nhiều giác quan.
"Hành lang lặng ngắt, cây đèn chập chờn trên tay không thể nào soi rõ, đã thế nơi đây còn nồng nặc mùi ẩm mốc, tanh hôi rất khác thường."
Đối thoại: Dùng lời thoại để bộc lộ tính cách, cảm xúc thay vì mô tả trực tiếp.
"Muốn gì hả?" Cô hét lên, đập tay thật mạnh xuống bàn."
Không lạm dụng: Dùng "show" quá mức có thể làm câu chuyện rườm rà, lê thê.
Cân bằng với mạch truyện: Đừng "show" tất cả mọi thứ, hãy tập trung vào các chi tiết quan trọng, thứ mà bạn tin rằng độc giả cần phải quan tâm đến.
Tùy đối tượng độc giả: Trường hợp độc giả là trẻ em, hoặc những câu chuyện của bạn mang tính giáo dục thì có thể cần "tell" nhiều hơn "show".
Your Name (Kimi no Na wa): Khoảnh khắc Taki và Mitsuha bước qua nhau và nhận ra nhau, chỉ một câu thoại là quá đủ để người xem nhận ra tất cả những gì họ cần được biết: "Kimi no namae wa?"
Naruto: Tác giả chưa từng nói, các nhân vật cũng không nói, vậy mà chúng ta đều nhận ra được thứ tình cảm này to lớn đến mức nào.
"Show, don't tell" là một kỹ thuật nên được chú ý đến trong nghệ thuật kể chuyện, giúp tăng tính chân thực, chiều sâu và kết nối cảm xúc với người đọc tốt hơn. Tuy nhiên, sự cân bằng giữa show và tell cần được cân nhắc kỹ lưỡng để câu chuyện mạch lạc và hấp dẫn, tránh trở nên dài dòng. Khi sáng tác, hãy chọn lọc những chi tiết cần thiết nhất để "show", nhằm tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ.
Chia sẻ hôm nay chỉ tới đây thôi!
Hy vọng bạn thích bài viết dưới quan điểm, góc nhìn này và sẽ theo dõi những bài viết sắp tới.
Xin chào, hẹn gặp lại!